Các Vấn đề Xã hội Sứ_đồ_Phaolô

Quan điểm của Phaolô về các vấn đề xã hội cũng có ảnh hưởng lớn trên nền văn hoá Kitô như những quan điểm thần học của ông.

Sứ đồ PhêrôTông đồ Phaolô,
tranh của viện bảo tàng Đức Musée de l’Œuvre Notre-Dame

Trong thư gởi tín hữu ở Colossae, Phaolô cho biết người theo Chúa cần phải có cuộc sống tích cực như thế nào - ấy là theo đuổi những chuẩn mực của thiên đàng, không phải của trần thế. Trong suốt nhiều thế kỷ, những chuẩn mực ấy có ảnh hưởng đáng kể trên xã hội phương Tây. Phaolô kết án những hành vi như bất khiết, dâm dục, tham lam, giận dữ, vu khống, phỉ báng, dối trá và phân biệt chủng tộc trong khi ông đề cao những đức hạnh như nhân ái, tử tế, nhẫn nại, tha thứ, yêu thương, hòa bình, và biết ơn.[78]

Phaolô kết án sự dâm dục và việc thực hành đồng tính luyến ái, ông viết "Hãy tránh xa sự dâm dục. Mặc dầu người ta phạm tội gì, tội ấy còn là ngoài thân thể; nhưng kẻ buông mình vào sự dâm dục, thì phạm đến chính thân thể mình."[79][80]

Phaolô cũng dạy về sự tự do trong Chúa Kitô,[81][82][83] sự thờ phượng đúng cách và kỷ cương trong hội Thánh,[84][85] sự hiệp nhất của các tín hữu,[86][87] và hôn nhân.[88][89] Phaolô khuyến khích tín hữu theo đuổi cuộc sống độc thân "vì cớ tai vạ hầu đến", nhưng cảnh báo rằng cả cuộc sống hôn nhân và cuộc đời độc thân đều có thể không tốt nếu không thuận phục ý Chúa. Ông nhắc nhở, "Vậy tôi nói với những kẻ chưa cưới gả và kẻ góa bụa rằng ở được như tôi thì hơn. Song nếu họ chẳng thìn mình được, thì hãy cưới gả; vì thà cưới gả còn hơn để cho tình dục un đốt."[90]

Về việc sở hữu nô lệ, Phaolô dạy rằng vì ngày Chúa Giêsu tái lâm đã gần kề, tín hữu nên chú tâm vào đời sống đức tin hơn là vào địa vị xã hội.[91] Phaolô khuyên nhủ người nô lệ nên trung tín phục vụ chủ mình và người làm chủ phải tôn trọng và đối đãi tử tế với nô lệ hoặc người làm công "vì biết rằng cả hai đều có một chủ chung trên trời, và trước mặt ông chẳng có sự tây vị ai hết."[92] Phaolô cũng tìm cách chuộc Onesimus, một nô lệ bỏ trốn, và yêu cầu người chủ xem Onesimus "không phải là nô lệ nữa, nhưng như anh em rất yêu dấu."[93] Nhiều người xem đây là một hành động biểu thị tinh thần chống sở hữu nô lệ của Phaolô, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội thời ấy, xem việc sở hữu nô lệ là một quyền công dân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sứ_đồ_Phaolô http://www.biblegateway.com/passage/?book_id=51&ch... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1%20Co... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Corin...